Business Correspondence

Nội dung môn học:

Thư kinh doanh giữ vai trò quan trọng để trao dồi giữa các tổ chức kinh doanh hoặc giữa các tổ chức với cá nhân nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan. Sự giao tiếp bằng văn bản rất đa dạng. Văn phong và cách trình bày thư kinh doanh mang tính quy ước. Qua thư từ, các quan hệ giữa các công ty, khách hàng và người cộng tác được xác lập. Điều then chốt là thư phải tạo được ấn tượng tốt. Để đạt được điều này, thư phải được sắp xếp kỹ lưỡng, cấu trúc của thư thương mại và những quy tắt cần phải tuân theo, kiểu viết, cách trình bày, xây dựng một dàn bài cụ thể đối với những là thư quan trọng, tế nhị, phức tạp: thư chúc mừng, thư phân ưu, thư giới thiệu, thư mời, thư cảm ơn, thư thắc mắc, thư phúc đáp thắc mắc, thư xác nhận, thư điều chỉnh, thư khiếu nại…

Mục tiêu môn học:

Giúp sinh viên nắm được những kiến thức về:

  • Cách xây dựng ý tưởng, nội dung cho các thư tín thương mại
  • Cấu trúc chung và các hình thức viết của thư tín thương mại
  • Cách viết các dạng thư dùng trong kinh doanh như thư thắc mắc, tìm hiểu, trả lời thông tin giao dịch thương mại, thư đặt hàng, phúc đáp…

Tài liệu môn học:

  • Giáo trình: Trần Thị Trang, Nguyễn Trần Xuân Nghĩa (2014). Tài liệu học tập học phần Thư tín giao dịch. HUTECH
  • Tham khảo: 
    • Ann Poe,  Handbook of business letters, 1998, McGraw-Hill.   ISBN 0-07-136878-7
    • Jeffrey L.Seglin with Edward colleman,  The AMA Handbook of business letters, 2002, Amacom.   ISBN 0-8144-0665-3
    • John A. Carey,  Business letters for busy people, 2002, Careerpress.   ISBN 1-56414-612-X
    • Ashley, A. (2003). Oxford Handbook of Commercial Correspondence, 2003, Oxford: Oxford University Press
  • Bài giảng:
  1. Giới thiệu tổng quan
  2. Các thành phần của lá thư
  3. Các định dạng thư
  4. Thư thiện chí
  5. Các loại thư thông báo
  6. Các loại thư trong bán hàng và chiêu thị
  7. Các loại thư trong quan hệ khách hàng
  8. Các loại thư trong quá trình tuyển dụng

Đề cương môn học:

Buổi Nội dung Ghi chú
1 Bài 1: Lập kế hoạch viết thư  
2

Bài 2: Bố cục của thư thương mại

Bài 3: Định dạng thư

 
3 Bài 4: Thư thiện chí  
4 Bài 4: Thư thiện chí  
5 Bài 5: Các loại thư thông báo  
6 Bài 5: Các loại thư thông báo  
7 Bài 5: Các loại thư thông báo  
8 Kiểm tra giữa kỳ  
9 Bài 6: Các loại thư bán hàng và chiêu thị  
10 Bài 6: Các loại thư bán hàng và chiêu thị  
11 Bài 7: Các loại thư quan hệ khách hàng  
12 Bài 7: Các loại thư quan hệ khách hàng  
13 Bài 8: Các loại thư trong quá trình tuyển dụng  
14 Thực hành  
15 Ôn tập